Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

GIẢNG LUẬN NƠI PHẦN MỘ 2

GIẢNG LUẬN NƠI PHẦN MỘ 2
Bối cảnh: Người lớn tuổi nầy là một trong những nhà sáng lập ngôi nhà thờ mà chúng ta đã mở ra tại Texas. Ông qua đời vì chứng ung thư sau căn bịnh 18 tháng. Ông để lại sau lưng người vợ mới cưới hai năm và ba người con đã trưởng thành.

Ý kiến cá nhân:

            Cảm tạ quí vị vì đã đến buổi trưa hôm nay. Đây là một cơ hội buồn rầu cho hết thảy chúng ta và tấm lòng chúng ta đầy những cảm xúc phức tạp. Sự mất mát của chúng ta quá lớn lao. Chúng ta đã mất một người cha, một người chồng, một người ông, và một người bạn rất tốt. Sau từng buổi thờ phượng tại nhà thờ, tôi có hỏi Bob ông sẽ làm thế nào, và ông gần như luôn đáp lời như sau: “ở đầu hàng”. Chúng ta sẽ nhớ đến ông. Nhưng chúng ta cũng nhớ rằng Bob đã về quê hương để ở với Chúa. Sự chết phần xác của ông tiêu biểu cho một sự kiện vinh hiển, giờ đây ông đã ở trong sự vinh hiển đó, trong sự hiện diện của Cứu Chúa của ông.
            Khi chúng ta đối diện với sự mất mát nầy và thực tế của sự chết, chúng ta cần phải công nhận rằng nếu chúng ta cần phải tìm kiếm sự chịu đựng, sự khích lệ và sự yên ủi ở giữa mọi áp lực, những mất mát, và thảm hoạ của cuộc sống, chúng ta phải quay sang Kinh thánh, là Lời của Đức Chúa Trời. Quyển Sách nầy, Đức Chúa Trời đã giàu ơn mặc lấy uy quyền với bằng chứng xác thực không những là Lời của con người, mà còn là Lời của Đức Chúa Trời phán cùng con người nữa, rất chính xác và Đức Chúa Trời đã hà hơi vào, rồi nhơn đó là phương tiện trông cậy của chúng ta.
            Bob đã làm đúng điều nầy. Một vài ngày trước khi qua đời, tôi đã ở một mình với Bob và đã hỏi ông không biết ông có sợ chết không hoặc không biết ông có lo lắng về việc gì khác không!?! Mặc dù nói năng là rất khó đối với ông, ông đáp: “Không, tôi tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ. Tôi biết tội lỗi của tôi đã được tha. Tôi dâng lời cảm tạ vì tôi nhìn biết Đấng Cứu Thế”.
            Chúng ta hãy nhớ rằng Kinh thánh, Lời của Đức Chúa Trời, là sự khải thị về một Đức Chúa Trời Chí Cao và là Đấng hoạch định toàn vũ trụ. Chính Ngài là Đấng săn sóc chúng ta, Ngài đang nắm quyền tể trị mọi vụ việc trong đời sống của chúng ta, và Ngài không bỏ chúng ta lại một mình nhưng đã đến với chúng ta trong Đấng Christ và trong Kinh thánh. Là Lời của một Đức Chúa Trời thể ấy, một mình Kinh thánh có thể cung ứng cho chúng ta một sự hiểu biết thích đáng, ý nghĩa, và sự trông cậy nơi bề mặt mọi thực tại của cuộc sống với mọi phức tạp, thử thách, và mất mát của nó cũng như với bịnh tật và sự chết.

Kinh thánh

            Ở Giăng 11:25 Chúa Jêsus phán:Ta là sự sống lại và sự sống; kẻ nào tin ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết rồi; Còn ai sống và tin ta thì không hề chết. Kế đó Ngài hỏi: Ngươi tin điều đó chăng?
            Đây là tín điều Cơ đốc trong Đấng Christ là sự phục sinh và sự sống và sự xác chứng của nó bởi chính sự sống lại của Đấng Christ ra khỏi mồ mả, là nền tảng cho sự khích lệ của chúng ta và vì thế yên ủi tấm lòng chúng ta khi chúng ta đối diện với sự mất mát những người thân và bạn bè yêu dấu của chúng ta.
            Rôma 8:31-39: Đã vậy thì chúng ta sẽ nói làm sao? Nếu Đức Chúa Trời vùa giúp chúng ta, thì còn ai nghịch với chúng ta? Ngài đã không tiếc chính Con mình, nhưng vì chúng ta hết thảy mà phó Con ấy cho, thì Ngài há chẳng cũng sẽ ban mọi sự luôn với Con ấy cho chúng ta sao? Ai sẽ kiện kẻ lựa chọn của Đức Chúa Trời: Đức Chúa Trời là Đấng xưng công bình những kẻ ấy. Ai sẽ lên án họ ư? Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng đã chết, và cũng đã sống lại nữa, Ngài đang ngự bên hữu Đức Chúa Trời, cầu nguyện thế cho chúng ta. Ai sẽ phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương của Đấng Christ? có phải hoạn nạn, khốn cùng, bắt bớ, đói khát, trần truồng, nguy hiểm, hay là gươm giáo chăng? Như có chép rằng: Vì cớ Ngài, chúng tôi bị giết cả ngày; Họ coi chúng tôi như chiên định đem đến hàng làm thịt. Trái lại, trong mọi sự đó, chúng ta nhờ Đấng yêu thương mình mà thắng hơn bội phần. Vì tôi chắc rằng bất kỳ sự chết, sự sống, các thiên sứ, các kẻ cầm quyền, việc bây giờ, việc hầu đến, quyền phép, bề cao, hay là bề sâu, hoặc một vật nào, chẳng có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương mà Đức Chúa Trời đã chứng cho chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta”.
            Viết ra nguồn khích lệ tối hậu cho người tin Chúa qua Kinh thánh, Sứ đồ Phaolô đã ghi như sau:
            Rôma 15:4-5: Vả, mọi sự đã chép từ xưa đều để dạy dỗ chúng ta, hầu cho bởi sự nhịn nhục và sự yên ủi của Kinh Thánh dạy mà chúng ta được sự trông cậy. Xin Đức Chúa Trời hay nhịn nhục và yên ủi ban cho anh em được đồng lòng ở với nhau theo Đức Chúa Jêsus Christ.

Ủy thác

            Trong ánh sáng của những lời hứa nầy mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta trong Lời của Ngài, và đẹp lòng Chúa trong sự khôn ngoan của Ngài và theo ý muốn Ngài, Ngài cất đi người anh em ở giữa chúng ta, là người mà chúng ta yêu mến, chúng ta ủy thác thân thể của Bob đến nơi yên nghỉ sau cùng để chờ đợi sự ứng nghiệm lời hứa khác trong Kinh thánh, một lời hứa đã được viết ra cho Cơ đốc nhân thành Têsalônica. Và, phân đoạn Kinh thánh nầy rất đỗi quan trọng vì có một tấm bia của người theo tà giáo dựng trong thành Têsalônica chỉ ra sự thiếu trông cậy của con người khi không có Đấng Christ. Tấm bia ấy ghi như sau: Sau cái chết, chẳng có sự sống lại; sau mồ mả, chẳng còn gặp gỡ nữa”.
Nhưng chiếu theo sự thực sự phục sinh của Đấng Christ và mọi lời hứa của Ngài cho Hội thánh, Phaolô đã viết ra mấy lời nầy:
            I Têsalônica 4:13-18: Hỡi anh em, chúng tôi chẳng muốn anh em không biết về phần người đã ngủ, hầu cho anh em chớ buồn rầu như người khác không có sự trông cậy. Vì nếu chúng ta tin Đức Chúa Jêsus đã chết và sống lại, thì cũng vậy, Đức Chúa Trời sẽ đem những kẻ ngủ trong Đức Chúa Jêsus cùng đến với Ngài. Vả, nầy là điều chúng tôi nhờ lời Chúa mà rao bảo cho anh em: chúng ta là kẻ sống, còn ở lại cho đến kỳ Chúa đến, thì không lên trước những người đã ngủ rồi. Vì sẽ có tiếng kêu lớn và tiếng của thiên sứ lớn cùng tiếng kèn của Đức Chúa Trời, thì chính mình Chúa ở trên trời giáng xuống; bấy giờ những kẻ chết trong Đấng Christ, sẽ sống lại trước hết. Kế đến chúng ta là kẻ sống, mà còn ở lại, sẽ cùng nhau đều được cất lên với những người ấy giữa đám mây, tại nơi không trung mà gặp Chúa, như vậy chúng ta sẽ ở cùng Chúa luôn luôn. Thế thì, anh em hãy dùng lời đó mà yên ủi nhau”.

Cầu nguyện

            Lạy Cha ở trên trời, chúng con cảm tạ Ngài vì tỏ ra cho chúng con biết mọi điều nằm ở bên kia sự chết, vì đã ban cho chúng con Kinh thánh, và vì đã xác chứng chúng qua nhiều bằng chứng kỳ diệu rồi bảo đảm chúng qua bằng chứng không thể tranh cãi được về sự phục sinh của Đấng Christ. Vì lẽ đó, cảm tạ Ngài:
·       Vì sự trông cậy vinh hiển và vì sự yên ủi lớn lao về những kẻ ngủ trong Chúa Jêsus là tín đồ trong Đấng Christ;
·       Vì sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời nhờ Đức Chúa Jêsus Christ;
·       Vì Đức Chúa Jêsus Christ Chúa chúng ta đã sửa soạn một chỗ cho những ai đã đặt đức tin của họ nơi Ngài;
·       Và vì Ngài sẽ trở lại để đem chúng con ra khỏi mồ mả và tiếp nhận hết thảy chúng con với chính mình Ngài để cùng ở với nhau trong sự vinh hiển của cõi đời đời.
Và giờ đây, đối với gia đình, đối với những người thân và bạn bè yêu dấu, chúng con cầu xin rằng:
·       Có sự công nhận đang khi sự chết là kẻ thù của chúng ta, Chúa đã thắng hơn sự chết, và Ngài hiệp mọi sự lại làm ích cho những kẻ yêu mến Ngài.
·       Nguyện chúng con cũng công nhận và yên nghỉ trên lời hứa của Kinh thánh, giá quí ở trước mặt Chúa là sự chết của thánh đồ Ngài và sự chết của người tin Chúa là về quê hương, không còn đau khổ và buồn rầu về đời nầy nữa.
·       Nguyện sẽ có sự giao thác cho sự săn sóc của Ngài với khả năng có cần phải nhận biết sự chết có ý nghĩa như thế nào cho người bạn thân yêu của chúng con, là người giờ đây đang ở với Ngài.
·       Chúng con cầu xin Ngài sẽ yên ủi và thêm sức cho trong những ngày ở trước mặt. Xin giúp đỡ cho gia đình và bạn bè yên nghỉ và rút tỉa sức lực từ Ngài.
Mọi việc nầy chúng con cầu xin trong danh của Vua các vua và Chúa các chúa, thậm chí trong Đức Chúa Jêsus Christ, là Cứu Chúa của chúng con, là Đấng sẽ tái lâm. Amen!



Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Giảng Luận Nơi Phần Mộ 1

GIẢNG LUẬN NƠI PHẦN MỘ
Bối cảnh: Betty là một tín hữu nhóm lại ở Hội thánh chúng ta. Bà đã chịu khổ một thời gian rất dài với chứng ung thư và cuối cùng đã qua đời. Betty đã hơn bốn mươi tuổi, kết hôn với một người không tin Chúa, và có hai đứa con ở tuổi thiếu niên.

Khai mạc

            Cảm ơn quí vị vì đã đến dự buổi thờ phượng nầy vì cớ Betty. Việc qua đời của những người thân yêu và bạn hữu chúng ta luôn luôn là một sự mất mát to lớn và là một dịp cho buồn rầu. Nhưng đối với những ai nhận biết Chúa, như Betty đây, đây là một cơ hội vui mừng cho họ vì họ giờ đây đang ở trong sự hiện diện vinh hiển của Ngài. Vì lẽ đó, sự mất mát của chúng ta, là điều lợi của họ, cũng có thể đối với chúng ta là một nguyên nhân của sự vui mừng và cảm tạ ở giữa sự buồn rầu vì Đức Chúa Trời đã thắng hơn sự chết nhờ Con Ngài, là Đức Chúa Jêsus Christ, và vì cớ sự chết có ý nghĩa ra sao đối với những ai đã đặt lòng tin cậy của họ nơi Đức Chúa Jêsus Christ.
            Khi chúng ta đối diện với sự mất mát nầy và sự thực nơi sự chết, Tôi mong rằng chúng ta sẽ công nhận rằng nếu chúng ta cần phải tìm kiếm sự khích lệ và yên ủi giữa những mất mát và thảm hoạ của cuộc sống, chúng ta phải hướng vào Kinh thánh là Lời quí báu của Đức Chúa Trời cho chúng ta. Quyển Sách nầy, Đức Chúa Trời đã ân cần xác thực với bằng chứng lớn lao không những là Lời của con người, mà thực sự đấy là Lời của Đức Chúa Trời ban cho con người, Đức Chúa Trời đã hà hơi vào và chính xác, đó là nguồn trông cậy của chúng ta. Với điều nầy trong trí, cho phép tôi đọc từ vài phân đoạn Kinh thánh đã được viết ra cho từng trường hợp giống như trường hợp nầy.

Kinh thánh

            Ở Giăng 11:25: Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ta là sự sống lại và sự sống; kẻ nào tin ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết rồi; Còn ai sống và tin ta thì không hề chết. Kế đó, Ngài hỏi:Ngươi tin điều đó chăng? Đây là tín điều Cơ đốc trong Đấng Christ là sự phục sinh và sự sống và sự xác chứng của nó bởi chính sự sống lại của Đấng Christ ra khỏi mồ mả, là nền tảng cho sự khích lệ của chúng ta và vì thế yên ủi tấm lòng chúng ta khi chúng ta đối diện với sự mất mát những người thân và bạn bè yêu dấu của chúng ta.
            Rôma 8:31-39: Đã vậy thì chúng ta sẽ nói làm sao? Nếu Đức Chúa Trời vùa giúp chúng ta, thì còn ai nghịch với chúng ta? Ngài đã không tiếc chính Con mình, nhưng vì chúng ta hết thảy mà phó Con ấy cho, thì Ngài há chẳng cũng sẽ ban mọi sự luôn với Con ấy cho chúng ta sao? Ai sẽ kiện kẻ lựa chọn của Đức Chúa Trời: Đức Chúa Trời là Đấng xưng công bình những kẻ ấy. Ai sẽ lên án họ ư? Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng đã chết, và cũng đã sống lại nữa, Ngài đang ngự bên hữu Đức Chúa Trời, cầu nguyện thế cho chúng ta. Ai sẽ phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương của Đấng Christ? có phải hoạn nạn, khốn cùng, bắt bớ, đói khát, trần truồng, nguy hiểm, hay là gươm giáo chăng? Như có chép rằng: Vì cớ Ngài, chúng tôi bị giết cả ngày; Họ coi chúng tôi như chiên định đem đến hàng làm thịt. Trái lại, trong mọi sự đó, chúng ta nhờ Đấng yêu thương mình mà thắng hơn bội phần. Vì tôi chắc rằng bất kỳ sự chết, sự sống, các thiên sứ, các kẻ cầm quyền, việc bây giờ, việc hầu đến, quyền phép, bề cao, hay là bề sâu, hoặc một vật nào, chẳng có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương mà Đức Chúa Trời đã chứng cho chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta”.

Ủy thác

            Trong ánh sáng của những lời hứa nầy mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta trong Lời của Ngài, và đẹp lòng Chúa trong sự khôn ngoan của Ngài và theo ý muốn Ngài, Ngài cất đi người anh em ở giữa chúng ta, là người mà chúng ta yêu mến, giờ đây chúng ta ủy thác thân thể bà đến nơi yên nghỉ sau cùng để chờ đợi sự ứng nghiệm lời hứa khác trong Kinh thánh. Ở I Têsalônica 4:13-18, khi viết cho hội thánh thành Têsalônica, sứ đồ Phaolô đã viết:
            Hỡi anh em, chúng tôi chẳng muốn anh em không biết về phần người đã ngủ, hầu cho anh em chớ buồn rầu như người khác không có sự trông cậy. Vì nếu chúng ta tin Đức Chúa Jêsus đã chết và sống lại, thì cũng vậy, Đức Chúa Trời sẽ đem những kẻ ngủ trong Đức Chúa Jêsus cùng đến với Ngài. Vả, nầy là điều chúng tôi nhờ lời Chúa mà rao bảo cho anh em: chúng ta là kẻ sống, còn ở lại cho đến kỳ Chúa đến, thì không lên trước những người đã ngủ rồi. Vì sẽ có tiếng kêu lớn và tiếng của thiên sứ lớn cùng tiếng kèn của Đức Chúa Trời, thì chính mình Chúa ở trên trời giáng xuống; bấy giờ những kẻ chết trong Đấng Christ, sẽ sống lại trước hết. Kế đến chúng ta là kẻ sống, mà còn ở lại, sẽ cùng nhau đều được cất lên với những người ấy giữa đám mây, tại nơi không trung mà gặp Chúa, như vậy chúng ta sẽ ở cùng Chúa luôn luôn. Thế thì, anh em hãy dùng lời đó mà yên ủi nhau (I Têsalônica 4:13-18).
            Vì Sứ đồ đã viết ra mấy lời nầy để khích lệ chúng ta trong những thời điểm như thế nầy đây. Hơn nữa, chúng đặc biệt là quan trọng vì, khi Phaolô viết ra mấy lời nầy, có một tấm bia trong thành Têsalônica chỉ ra sự vắng đi hy vọng trong thế gian hay nơi những người không biết Đức Chúa Jêsus Christ. Tấm bia ấy ghi như sau: Sau cái chết, chẳng có sự sống lại; sau mồ mả, chẳng còn gặp gỡ nữa.

Cầu nguyện

            Lạy Cha ở trên trời, chúng con cảm tạ Ngài vì sự trông cậy vinh hiển và vì sự yên ủi lớn lao về những ai ngủ trong Chúa Jêsus là những người tin theo Đấng Christ. Đức Chúa Jêsus Christ đã sửa soạn một chỗ cho những ai biết đặt đức tin của họ nơi Ngài, và món quà của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời nhờ Đức Chúa Jêsus Christ Chúa chúng ta.
            Rồi giờ đây, về gia đình, về những người thân và bạn bè yêu dấu, chúng con cầu xin rằng:
o  Sẽ có sự công nhận Ngài hiệp mọi sự lại làm ích cho những ai kính mến Ngài; và giá quí ở trước mặt Chúa là sự chết của thánh đồ Ngài vì sự chết là sự kêu gọi một tín đồ về quê hương và bước vào trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời;
o  Sẽ có việc nhắm vào Ngài để tìm sự yên ủi để hiểu biết sự chết có ý nghĩa như thế nào cho người bạn yêu dấu của chúng con, là người hiện nay đang ở với Ngài; và
o  Nguyện Ngài sẽ yên ủi và thêm sức cho trong những ngày tới đây. Xin giúp cho gia đình và bạn hữu biết yên nghỉ và rút tỉa sức lực từ nơi Ngài.
Mọi việc nầy chúng con cầu xin trong danh của Vua các vua và Chúa các chúa, thậm chí trong Đấng Christ, Cứu Chúa của con. Amen!


Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Thi Thiên 23


Mở đầu – Trong danh của Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta, tôi hoan nghênh quí vị vì đã đến đây với gia đình tang quyến, tôi muốn cảm ơn mọi người đã đến đây với buổi thờ phượng hôm nay để bày tỏ sự cảm thông và tình yêu thương của quí vị, để dự phần trong sự yên ủi và hy vọng nơi những lời hứa của Lời Đức Chúa Trời, và để cầu nguyện với và cầu thay cho những người thân trong lúc mất mát như thế nầy. Hết thảy đều được mời dùng bữa trưa và thời gian tương giao dưới lầu ngày sau buổi thờ phượng nầy.  

"Còn tôi, tôi biết rằng Đấng cứu chuộc tôi vẫn sống, đến lúc cuối cùng Ngài sẽ đứng trên đất. Sau khi da tôi, tức xác thịt nầy, đã bị tan nát, bấy giờ ngoài xác thịt tôi sẽ xem thấy Đức Chúa Trời; Chính tôi sẽ thấy Ngài, mắt tôi sẽ nhìn xem Ngài, chớ chẳng phải kẻ khác: Lòng tôi hao mòn trong mình tôi" (Gióp 19:25-27).

Cầu nguyện mở đầu –
Hát Thi Thiên 16B
           
            Hôm nay, lòng chúng ta nặng nề với đau đớn và buồn rầu. Sự mất mát một người thân đem đến nổi buồn sâu sắc trong đời sống của chúng ta. Alice sẽ được gia đình, bạn hữu và mọi người nhóm lại ở đây nhớ đến. Nhiều người đã tỏ ra những kỷ niệm đẹp, là những điều không bao lâu nữa sẽ bị quên đi – sự tận tụy của bà đối với gia đình, tánh ưa thích làm vườn và quan sát các bầy chim, sự rời rộng của bà, và tình yêu sâu đậm mà bà đã dành cho Cứu Chúa của bà. Cho nên, nhiều ký ức như thế giờ đây đang đẩy đưa trong tấm lòng của những ai đang ấp ủ chúng.
Mặc dù chúng ta đau buồn và nhức nhối khổ sở ở trong lòng hôm nay, nổi buồn đau của chúng ta được làm dịu đi bởi ý thức về sự vui mừng và cảm tạ. Chúng ta dâng lời cảm tạ Đức Chúa Trời đã vùa giúp chúng ta trở thành một phần trong 79 năm sống của Alice. Chúng ta vui mừng vì Đức Chúa Trời đã buông tha Alice khỏi sự yếu đuối, đau đớn mà chứng ung thư mang tới. Chúng ta cảm tạ vì đức tin của Alice đặt nơi Đức Chúa Jêsus Christ và vì sự thành tín của Đức Chúa Trời đối với những lời hứa của Ngài mà Alice luôn nắm giữ. Thật là tuyệt vời khi chúng ta có thể tin cậy vào những lời hứa của Đức Chúa Trời, chúng ta có hy vọng và sự bảo đảm chắc rằng Alice đã đi ở với Đấng Christ và thậm chí giờ đây đang ở trong sự hiện diện của Đức Chúa Cha, nơi ấy có sự vui mừng đầy dẫy.
            Trưa nay, tôi muốn chia sẻ với quí vị một phân đoạn Kinh Thánh quen thuộc, phân đoạn nầy cho chúng ta thấy rõ ràng những lời hứa nầy của Đức Chúa Trời và soi sáng cho chúng ta nhìn thấy niềm hy vọng và sự bảo đảm mà chúng ta có thể sở hữu và nhờ đức tin của bà đặt nơi Đức Chúa Jêsus Christ, Alice cũng bám chặt lấy điều đó.

Đọc Kinh Thánh: Thi Thiên 23
            Trong Thi Thiên nầy, chúng ta được cung ứng cho một bức tranh thật xinh đẹp nói tới Giêhôva Đức Chúa Trời là Đấng Chăn Chiên có lòng quan tâm. Hình ảnh nầy được sử dụng ở nhiều chỗ khác trong Kinh Thánh và bức tranh ấy thường dẫn chúng ta đến với lẽ thật cho biết Đức Chúa Trời quan tâm đến mọi nhu cần của dân sự Ngài. Giống như một người chăn chiên đang hướng dẫn một bầy chiên, cũng một thể ấy Đức Giêhôva đang dẫn dắt chúng ta xuyên suốt cuộc đời của chúng ta. Giống như một người chăn chiên dành thì giờ để cho bầy chiên ăn cỏ và yên ủi chúng khi chúng bị đau ốm, cũng một thể ấy Chúa trưởng dưỡng chúng ta bằng Lời của Ngài và đem đến cho chúng ta niềm yên ủi qua Thánh Linh của Ngài. Giống như một người chăn chiên lo bảo hộ cả bầy tránh khỏi bầy sói hung dữ và giải cứu chúng khỏi những hiểm nguy, cũng một thể ấy Chúa lo bảo hộ dân sự Ngài tránh Kẻ Ác rồi giàu ơn giải phóng họ ra khỏi sự hủy diệt đời đời. Chúa thực sự là Đấng Chăn Hiền Lành. 
Điều nầy nhắc cho chúng ta nhớ đến câu nói thật dạn dĩ mà Chúa Jêsus đã thốt ra ở Giăng 10 khi Ngài công bố: Ta là người chăn hiền lành. Khi Chúa Jêsus thốt ra câu nói nầy, Ngài đang tỏ ra lai lịch thật rõ ràng – Ngài đang nói rằng Ngài là Giêhôva Đức Chúa Trời, là Đấng Chăn hiền lành của Thi Thiên 23. Vì thế, khi chúng ta đọc ở đây rằng Đức Giêhôva là Đấng chăn giữ tôi, chúng ta phải công nhận rằng câu nầy đã đề cập đến Đức Chúa Jêsus Christ, là Con Đức Chúa Trời, là Đấng thực sự là Đấng Chăn Hiền Lành. Ngài chăm sóc kẻ nghèo hèn, chữa lành cho kẻ đau, yên ủi kẻ bị hà hiếp, và vì cớ tình yêu cao sâu của Ngài dành cho bầy chiên của Ngài – thậm chí Ngài đã phó mạng sống Ngài khi Ngài chịu thương khó rồi chịu chết trên thập tự giá để những ai tin theo Ngài sẽ được sự tha tội, được phục hoà lại với Đức Chúa Trời và nhờ Ngài sẽ có sự sống đời đời.
Và câu nầy đưa chúng ta đến với một điểm quan trọng mà người chị em Alice yêu dấu của chúng ta đã đặt đức tin mình vào và tin tưởng theo. Hãy chú ý câu nói đó, không phải là “Đức Giêhôva là một Đấng Chăn Chiên”, mà là: “Đức Giêhôva là Đấng Chăn Giữ (của) tôi. Tác giả Thi Thiên có sự bảo đảm chắc chắn rằng Đức Giêhôva là Đấng Chăn của ông – ông dám xưng mình là một con chiên ở trong bầy của Đức Chúa Trời. Nhưng xưng như thế chẳng phải là một việc dễ dàng đâu – không dễ đối với tác giả Thi Thiên, cũng không dễ đối với chúng ta. Thường thì chúng ta muốn mình trở thành đấng chăn của chính mình – chúng ta muốn hướng dẫn thay vì muốn đi theo, nhưng điều nầy sẽ đem lại sự hủy diệt đây. Vì thế, bởi quyền phép của Đức Thánh Linh thuyết phục tấm lòng chúng ta, chúng ta phải thấy bản thân mình đang có cần sự giúp đỡ và dẫn  dắt, có cần sự yên ủi và sự cứu rỗi. Và chỉ được như thế khi chúng ta đặt đức tin và sự tin cậy của mình nơi Đấng Christ là Chúa và Cứu Chúa của chúng ta đến nỗi chúng ta có thể thực sự nói: Đức Giêhôva là Đấng Chăn Giữ tôi. Alice đã yêu mến Thi Thiên nầy vì bà biết Đức Chúa Jêsus Christ thực sự là Đấng Chăn Giữ của bà. 
Thi Thiên tiếp tục nói về sự chăm sóc dịu dàng mà Đấng Chăn Giữ đang cung ứng cho bầy chiên của Ngài. Nếu chúng ta có sự hiểu biết Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng Chăn Hiền Lành và nếu chúng ta, bởi đức tin, xưng Đấng Christ là Đấng Chăn Giữ của chúng ta thì có nhiều lời hứa yên ủi chúng ta có thể rút tỉa ra từ phần mô tả nầy. Thứ nhứt, nếu Đức Giêhôva là Đấng Chăn Giữ chúng ta, thế thì chúng ta sẽ chẳng thiếu thốn gì hay “chúng ta sẽ chẳng thiếu bất cứ thứ gì”. Chúng ta phải nhìn thấy cho thật rõ ràng, đây không phải là một lời hứa cho rằng Chúa sẽ cung ứng cho chúng ta bất cứ điều chúng ta muốn, mà đây là một lời hứa Chúa sẽ thực sự tiếp trợ cho chúng ta mọi thứ chúng ta có cần. Lời hứa ấy thách thức chúng ta phải hài lòng với những gì Chúa đã ban cho chúng ta.
Kế đó,Ngài khiến tôi an nghỉ nơi đồng cỏ xanh tươi, dẫn tôi đến mé nước bình tịnh. Ngài bổ lại linh hồn tôi, dẫn tôi vào các lối công bình, vì cớ danh Ngài. Điều nầy dạy dỗ chúng ta một số việc: Thứ nhứt, một Đấng Chăn thực sự hiền lành sẽ dịu dàng dẫn dắt bầy chiên của Ngài đến những nơi có đồng cỏ xanh tươi, ở đó có thật nhiều cỏ để mà ăn, và gần những dòng nước bình tịnh, nơi ấy nguồn nước quí báu có thể được tìm gặp. Thứ hai, khi chiên té ngữa ra, nó không thể chổi dậy được – nếu chúng cứ giữ nguyên tình trạng đó thì chúng sẽ chết mất. Nhưng Đấng Chăn hiền lành sẽ tìm gặp chúng, phục hồi chúng lại địa vị ban đầu để đời sống chúng sẽ được cứu. Thứ ba, con chiên có khuynh hướng đi lạc nhưng Đấng Chăn hiền lành sẽ dẫn chúng trở lại lối ngay thẳng và an toàn, nơi có ít trở ngại và nguy hiểm. Một lần nữa khi chúng ta áp dụng những lẽ thật nầy cho Chúa, chúng ta có thể kiếm được sự yên ủi rất lớn, thậm chí như Alice đã tìm được vậy, rằng Đức Giêhôva đã dẫn dắt bà trong đời sống của bà. Giờ đây, giống như mỗi một người chúng ta ở đây, Alice không trọn vẹn đâu, bà đã phạm nhiều lầm lỗi trong cuộc sống và có nhiều lần khi bà lạc lối và bắt đầu phiêu bạt – song vì bà là một con chiên ở trong bầy của Chúa Jêsus, là Đấng Chăn hiền lành, Ngài sẽ đến vùa giúp bà, tìm gặp bà, ban cho bà ơn tha thứ, phục hồi bà rồi đặt chơn bà trên lối ngay thẳng một lần nữa. Và Ngài làm y như thế cho hết thảy những ai tin cậy nơi Ngài – quí bạn ơi, chúng ta có thể luôn luôn tìm được ơn tha thứ trong vòng tay ân sũng của Đấng Chăn Hiền Lành. 
Thứ ba, Đấng Chăn hiền lành dẫn dắt bầy cihên Ngài qua trũng bóng chết. Bầy chiên được an toàn hơn trong những cánh động rộng mở, ở đó bất cứ một dấu hiệu nguy hiểm nào cũng có thể được nhìn thấy từ đàng xa. Nhưng việc đi ngang qua một trũng tối tăm, ở đó có nhiều hầm hố cho những dã thú ẩn núp chắc chắn đem lại chết chóc cho bầy chiên. Nhưng kỳ thực chúng muốn Đấng Chăn ở với  chúng – với cây trượng và cây gậy đương cự với bầy sói và bảo hộ chúng, cung ứng cho chúng sự yên ủi lớn lao. Nhưng có một việc khác chúng ta cần phải lưu ý ở đây nữa, để cho bầy chiên chuyển từ xứ thấp, nơi chúng qua đông lên vùng đồi núi, nơi chúng tận hưởng những ngày ấm áp mùa hè, chúng phải đi qua trũng tăm tối. Và chuyến hành trình nầy là một chuyến hành trình được ấn định trong đó Đấng Chăn Chiên hướng dẫn chúng từ đầu cho đến cuối.
Vào tối thứ tư, Alice đã bắt lấy chuyến hành trình nầy và đã đi qua trũng sâu tối tăm nầy. Alice vốn biết rõ rằng thì giờ ấn định cho bà phải đi qua trũng bóng chết nầy đã gần kề, nhưng khi tôi đến thăm bà vào Chúa nhựt trước; bà đã có sự bảo đảm chắc chắn rằng bà sẽ không một mình thực thi chuyến hành trình sau cùng nầy. Chúa và Cứu Chúa của bà, là Đức Chúa Jêsus Christ, là Đấng Chăn Hiền Lành đã ở đó với bà, Ngài dẫn dắt bà từng bước một trên đường. Mặc dù bà rất bối rối bởi đau đớn, bà không chút e sợ vì bà biết rõ lời hứa của Chúa rằng Ngài sẽ luôn luôn ở cùng chúng ta, Ngài sẽ chẳng lìa cũng chẳng quên chúng ta đâu – đặc biệt và ngay cả khi chúng ta bắt lấy chuyến hành trình sau cùng nầy.
Với Đấng Christ đang hướng dẫn đời sống của chúng ta, chúng ta không nên lo sợ những kẻ thù của chúng ta, thậm chí không sợ những kẻ thù quan trọng như Satan, tội lỗi và sự chết. Chúng ta không nên lo sợ vì Đấng Christ đã đánh bại chúng rồi khi Ngài chịu thương khó và chịu chết trên thập tự giá vì tội lỗi chúng ta và rồi đã sống lại từ kẻ chết vào ngày thứ ba. Chiến thắng của Đấng Christ là sự bảo đảm của chúng ta chống lại sợ hãi, thậm chí sợ chết nữa. Và đây là lý do tại sao Thi Thiên 23 là một sự khích lệ lớn lao như thế, không những cho người tin theo Đấng Christ đối diện với sự chết, mà ngay cả những ai trong chúng ta đang khóc than ở đây hôm nay – vì Đấng Christ đã cất bỏ cái nọc của sự chết và vì cớ Đấng những gì Đấng Christ đã làm, sự chết không phải là sự cuối cùng – đây chẳng phải là số phận sau cùng, mà chỉ là một việc chúng ta phải nếm trải để tiếp nhận một việc tốt hơn, là sự sống và sự vinh hiển đời đời.
Điều nầy dẫn chúng ta đến với những câu sau cùng của Thi Thiên 23, ở đó bức tranh và hình ảnh thay đổi hết. Chúng ta đã đi từ đồng cỏ xanh tươi trù phú và mé nước bình tịnh qua trũng bóng chết, rồi giờ đây chúng ta đến với một ngôi nhà mà ở đó có một sự dư dật và ơn phước lớn lao hơn. Một cái bàn dọn ra để kỷ niệm chiến thắng đối với những kẻ thù đã bị đánh bại. Và một ngôi nhà đầy dẫy với sự nhơn từ và sự thương xót không dứt. Đây là Nhà của Đức Chúa Trời, ở đó ai có hy vọng và sự tin cậy đặt nơi Ngài và nơi Con của Ngài là Đức Chúa Jêsus Christ nhóm lại cùng nhau sau khi dự vào chuyến hành trình sau cùng qua trũng bóng chết. Đây là nơi mà Đức Chúa Jêsus Christ chính mình Ngài đã sửa soạn sẵn cho họ trong nhà của Cha Ngài
Nhưng có một việc sau cùng chúng ta cần phải ghi nhớ. Trừ phi Đức Chúa Jêsus Christ tái lâm trong đời sống chúng ta, mỗi một người trong chúng ta phải bắt lấy chuyến hành trình nầy, mà chị Alice của chúng ta đã bắt lấy vào tối thứ Tư. Hết thảy chúng ta phải, một lần, đi qua trũng sâu đầy bóng chết tối tăm nầy. Nhưng nếu chúng ta muốn đến tại nơi ở đời đời của Chúa ở bờ bên kia chúng ta phải có Đấng Christ làm Đấng Chăn Giữ của chúng ta để dẫn dắt chúng ta qua – qua những rắc rối và hà hiếp của đời nầy, qua chính sự chết rồi bước vào sự hiện diện vinh hiển của Đức Chúa Cha, ở đó có sự vui mừng đầy dẫy cho đến đời đời. Đây là nơi mà chị Alice của chúng ta đang hiện diện, ngay bây giờ vì cớ đức tin của bà đã đặt nơi Đấng Christ. Đây là niềm hy vọng và sự yên ủi đời đời của bà. Nguyện điều nầy thực sự là niềm hy vọng và sự yên ủi của chúng ta nữa, ngay chính hôm nay!  Chúng ta hãy cầu nguyện.
Hát Thi Thiên 23B
Chúc phước:  Hêbơrơ 13:20-21: Đức Chúa Trời bình an, là Đấng bởi huyết giao ước đời đời mà đem Đấng chăn chiên lớn là Đức Chúa Jêsus chúng ta ra khỏi từ trong kẻ chết, nguyền xin Ngài bởi Đức Chúa Jêsus Christ khiến anh em nên trọn vẹn trong mọi sự lành, đặng làm thành ý muốn Ngài, và làm ra sự đẹp ý Ngài trong chúng ta; sự vinh hiển đáng về Ngài đời đời vô cùng! A-men”.


SỰ TRÔNG CẬY ĐỔI SỢ HÃI THÀNH ĐỨC TIN


Sự Trông Cậy Đổi Sợ Hãi Thành Đức Tin

 

Thi thiên 23:

            “Đức Giê-hô-va là Đấng chăn giữ tôi: tôi sẽ chẳng thiếu thốn gì. Ngài khiến tôi an nghỉ nơi đồng cỏ xanh tươi, dẫn tôi đến mé nước bình tịnh. Ngài bổ lại linh hồn tôi, dẫn tôi vào các lối công bình, vì cớ danh Ngài. Dầu khi tôi đi trong trũng bóng chết, tôi sẽ chẳng sợ tai họa nào; vì Chúa ở cùng tôi; Cây trượng và cây gậy của Chúa an ủi tôi. Chúa dọn bàn cho tôi trước mặt kẻ thù nghịch tôi; Chúa xức dầu cho đầu tôi, chén tôi đầy tràn. Quả thật, trọn đời tôi Phước hạnh và sự thương xót sẽ theo tôi; Tôi sẽ ở trong nhà Đức Giê-hô-va cho đến lâu dài”.

            Đối với hết thảy chúng ta đến nhóm lại ở đây hôm nay, sự tử tế và nhơn đức của Bà Smith cả hai là nguồn đau buồn hiện tại của chúng ta, vì giờ đây chúng ta sẽ rút tỉa lợi ích từ đời sống của bà. Sự nhơn đức và tử tế của Bà Smith là nguồn ký ức ấm áp mà chúng ta đã tìm cách nhớ đến và làm mới lại trong sự khen ngợi bà ấy cách đây vài phút. Hết thảy chúng ta có thể vừa vui mừng và vừa đau buồn, thích ứng với sự nhơn đức của người bạn, người vợ và người mẹ nầy.
            Cơ đốc nhân thậm chí có thể làm nhiều hơn như thế nầy. Người nào về mặt cá nhân đã đem lòng tin cậy nơi Đức Chúa Jêsus Christ cũng có thể dâng lên lời cảm tạ vì những thất bại và khiếm khuyết của những người đã chạm đến đời sống của họ, và đã qua đời. Trong khi chúng ta không nhắm vào thất bại của một người vào thời điểm qua đời của họ, hết thảy chúng ta đều công nhận rằng có những thất bại. Cơ đốc nhân có thể dâng lời cảm tạ vì những thất bại của những người mà đời sống của những người ấy đã chạm đến họ vì cớ sự bảo đảm rằng Đức Chúa Trời làm cho "mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định" (Rôma 8:28). Vì cớ đó, Giôsép không những có thể tha thứ cho các anh mình vì đã bán ông đi làm nô lệ, ông có thể công nhận bàn tay nhơn từ của Đức Chúa Trời trong hành động ác độc nầy, cung ứng cho ông với cơ hội lấy thiện báo ác, và để cứu nhiều sinh mạng trong chính gia đình của ông, mặc dầu họ không tha mạng của ông (xem Sáng thế ký 50:20).
            Được chia sẻ với quí vị trong nổi buồn vui khi nhắc nhớ lại những việc tốt lành mà Đức Chúa Trời đã đem vào nhiều đời sống chúng ta qua Bà Smith quả là một đặc ân của tôi. Nhưng, là một nhà truyền đạo Tin Lành, đây cũng là bổn phận của tôi phải nhắc cho quí vị nhớ rằng số phận đời đời của chúng ta không được quyết bằng tỉ lệ những việc lành của chúng ta so với những lầm lỗi và thất bại của chúng ta, những điều ấy Kinh thánh gọi đích danh là tội lỗi.
            Vào lúc bắt đầu buổi thờ phượng, một phân đoạn Kinh thánh quen thuộc đã được đọc lên – Thi thiên 23. Thi thiên nầy là một Thi thiên mà nhiều người rất ưa thích, đặc biệt khi một người bị dẫn đến mặt đối mặt với thực tại nghiệt ngã của sự chết. Thi thiên ấy mô tả, theo thể văn thơ, sự bình an và tin cậy mà David đang có, ở bề mặt của nghịch cảnh và sự chống đối từ các kẻ thù của ông, rồi ngay cả sự chết nữa. Có phân đoạn Kinh thánh khác, gần như là không quen thuộc, phân đoạn ấy cho chúng ta biết rằng ý thức bình an và an ninh của David không phải là một ý thức tự nhiên đâu, mà là siêu nhiên. Hãy xem xét mấy lời nầy, từ ngòi viết của tác giả vô danh trong Tân Ước, sách Hêbơrơ:
            Vậy thì, vì con cái có phần về huyết và thịt, nên chính Đức Chúa Jêsus cũng có phần vào đó, hầu cho Ngài bởi sự chết mình mà phá diệt kẻ cầm quyền sự chết, là ma quỉ, lại cho giải thoát mọi người vì sợ sự chết, bị cầm trong vòng tôi mọi trọn đời” (Hêbơrơ 2:14-15).
            Phân đoạn Kinh thánh nầy nâng Thi thiên 23 lên tầm cao của nó. Nó nói cho chúng ta biết rằng sự chết thường tạo ra sợ hãi, chớ không phải tạo ra đức tin. Nó cho chúng ta biết rằng nổi sợ sự chết đang ngăn trở và ám ảnh hết thảy mọi người trong cuộc sống của họ. Nó cho chúng ta biết rằng đức tin của David, như đã được tỏ ra trong Thi thiên 23 không phải là tự nhiên, mà là siêu nhiên.
            Khi chúng ta đạt tới mức tôn cao đời sống và ký ức của Mary Smith, chúng ta cũng đạt tới chỗ phải đối mặt với thực tại sự chết. Chúng ta cũng đạt tới mức nhìn biết chúng ta cũng sẽ kinh nghiệm sự chết. Nếu chúng ta thành thực với bản thân mình, có người phải nhìn nhận rằng đối diện với sự chết hôm nay là một kinh nghiệm đáng sợ, giống như sách Hêbơrơ cho chúng ta biết vậy. Nhiều người khác thực sự có thể đồng hoá với David, và sự bình an, sự an ninh mà ông đã nhìn biết và ấp ủ. Trong thư tín viết cho người thành Têsalônica, Phaolô đã mô tả hai đáp ứng đối ngược nầy với sự chết bằng lời lẽ sau đây:
            “Hỡi anh em, chúng tôi chẳng muốn anh em không biết về phần người đã ngủ, hầu cho anh em chớ buồn rầu như người khác không có sự trông cậy (I Têsalônica 4:13).
            Phaolô mong Cơ đốc nhân xem sự chết khác với sự nghỉ ngơi. Ông nói cho chúng ta biết, Cơ đốc nhân sẽ đau buồn, nhưng họ sẽ buồn rầu trong sự trông cậy. Sự nghỉ ngơi chẳng có sự trông cậy chi hết. Đâu là sự trông cậy đó? Điều chi tạo ra sự khác biệt vậy?
            Đặc ân của tôi trong dịp nầy, là chia sẻ với quí vị làm thế nào có thể buồn rầu mà lại có sự trông cậy. Niềm vui thích của tôi là chia sẻ với quí vị là làm thế nào để quí vị có thể đổi nổi sợ hãi sự chết để có được đức tin của David. Trong vài phút kế đây, tôi muốn chỉ ra cho quí vị thấy sự trông cậy mà David đã kinh nghiệm, và những gì ông tỏ bày ra trong Thi thiên 23. Nguồn của sự trông cậy nầy được thấy có trong nội dung của cả hai phân đoạn Kinh thánh mà quí vị đã nghe hôm nay. Cho phép tôi đưa ra vài lời bình về sự trông cậy mà Đức Chúa Trời hiến cho hết thảy những ai đối diện với sự chết, một sự trông cậy đổi sự hãi thành đức tin.
            David không sợ hãi. Ông không lo sợ mọi điều mà các kẻ thù sẽ làm cho ông. Ông không sợ chết. Nổi sợ của ông được thế chỗ bằng đức tin. Cơ sở cho đức tin của David được thể hiện ra trong Thi thiên 23.
·       Thứ nhứt, đức tin của David đặt nơi Đức Chúa Trời.
·       Thứ hai, đức tin của David đặt nơi sự thực Đức Chúa Trời là Đấng Chăn Giữ ông.
·       Thứ ba, đức tin của David đã thế chỗ cho nổi sợ các kẻ thù nghịch ông, và ngay cả sự chết nữa.
·       Thứ tư, nổi sợ sự chết của David không còn nữa vì ông được bảo đảm bởi sự hiện diện của Đức Chúa Trời.
·       Thứ năm, đức tin của David đặt nơi sự thực Đức Chúa Trời đã hiện diện với ông, trong cái sống, trong cái chết, và suốt cõi đời đời.
            Phân đoạn Kinh thánh mà mới vừa đọc từ sách Hêbơrơ cơi rộng lời lẽ của David trong Thi thiên 23, giải thích thể nào đức tin của David nơi Đức Chúa Trời có thể giải phóng ông ra khỏi nổi sợ sự chết. Tác giả thơ Hêbơrơ cung ứng cho chúng ta hai lẽ thật quan trọng, giải thích đức tin của David trong Thi thiên 23.
(1) Đấng Chăn Chiên trở thành con chiên
            Trong Thi thiên 23, David mô tả mình là một con chiên, còn Đức GIÊHÔVA là Đấng Chăn Giữ ông. Trong Cựu Ước, tội lỗi của Israel tạm thời được chuộc bởi của lễ một con chiên. Tiên tri Êsai đã nói về Cứu Chúa hầu đến trong vai tro một Con Chiên, là Đấng gánh lấy tội lỗi của loài người:
            Người bị hiếp đáp, nhưng khi chịu sự khốn khổ chẳng hề mở miệng. Như chiên con bị dắt đến hàng làm thịt, như chiên câm ở trước mặt kẻ hớt lông, người chẳng từng mở miệng (Êsai 53:7).
            Giăng Báptít là một vị tiên tri, tiên tri có đặc ân giới thiệu Chúa Jêsus người Naxarét là Đấng Mêsi của Đức Chúa Trời. Khi Giăng nhìn thấy Chúa Jêsus, ông đã la lên:
            " Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi!" (Giăng 1:29).
            David có thể vui mừng vì đã ở với Ngài là Đức GIÊHÔVA, là Đấng Chăn Giữ ông. Giờ đây, chúng ta có thể nhìn thấy Đấng Chăn Hiền Lành đã trở thành một con chiên (như David).
(2) Chiên Con của Đức Chúa Trời đã chịu chết vì chúng ta, và đã thắng hơn sự chết bởi sự phục sinh của Ngài.
            Không những Đức Chúa Jêsus Christ ngự đến như Chiên Con của Đức Chúa Trời, chịu chết cho những ai sẽ là chiên của Ngài. Chúa Jêsus đã sống lại từ kẻ chết, thắng hơn sự chết. Và vì thế, người nào tin cậy nơi Ngài không còn phải sợ hãi sự chết nữa. Sự chết đã bị đánh bại bởi Chiên Con là Đấng đã bị giết, và Ngài đã sống lại.
            Cho phép tôi lấy minh hoạ từ đời sống của Ápraham, thể nào nổi sợ sự chết đã cầm tù chúng ta như hàng tôi mọi, và thể nào đức tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ giải phóng chúng ta. Có lẽ Ápraham là một trong những vị tộc trưởng nổi tiếng nhất trong Cựu Ước. Người Do thái vốn khoe khoang rằng họ là dòng dõi của ông. Nhưng Ápraham, giống như bao người khác, rất sợ sự chết, và nổi sợ nầy đã cầm tù ông.
            Đức Chúa Trời đã kêu gọi Ápraham ra khỏi quê hương ông rồi đem ông đến vùng đất Israel, mà Ngài đã hứa ban cho ông cùng dòng dõi của ông. Đức Chúa Trời đã hứa chúc phước cho Ápraham qua dòng dõi của ông. Nhưng Ápraham và Sara không có khả năng sanh con. Họ già lắm rồi, và trải qua một thời gian việc sanh con cái đã trở thành tình trạng bất khả thi về mặt con người.
            Khi nạn đói xảy đến trong xứ Canaan, Ápraham đem Sara, vợ người, qua xứ Aicập. Nhìn biết vợ mình vốn xinh đẹp, và sợ người Aicập sẽ giết ông, để lấy vợ ông làm vợ, Ápraham căn dặn Sara phải nói dối, và coi nàng là em gái của ông, chớ chẳng phải vợ ông. Điều nầy khiến cho nàng đủ điều kiện để kết hôn, và dường như đặt lời hứa của Đức Chúa Trời vào chỗ nguy hiểm, vì “dòng dõi” được hứa cho phải đến qua sự kết hợp của Ápraham và Sara. Giờ đây, đã có mối nguy hiểm, ấy là Sara sẽ trở thành vợ của một người Aicập, và sanh con cái cho người.
            Đức Chúa Trời đã bảo hộ Sara, và phán cùng Pharaôn, là người sắp sửa lấy nàng làm vợ của mình. Khi Pharaôn quở trách Ápraham, và hỏi lý do tại sao ông dám nói dối về vợ của mình, Ápraham nhìn nhận rằng ông vốn sợ chết lắm. Có người mong rằng kinh nghiệm đau đớn nầy trong xứ Aicập đã chữa lành cho Ápraham không còn nói dối nữa, song chẳng phải vậy đâu. Ít nhất là có thêm một trường hợp nữa, Ápraham và Sara đã nói dối một lần nữa. Đức Chúa Trời một lần nữa buông tha cho họ.
            Đức Chúa Trời đã giải quyết nan đề nói dối của Ápraham bằng cách xử lý với nổi sợ hãi sự chết của ông. Ngài ban cho Ápraham và Sara một đứa trai, khi họ tưởng chừng như "sắp chết" chẳng còn mong đến việc sanh con nữa. Con trai của họ là Ysác, đã ra đời cho họ trong lúc họ tuổi già. Thực sự Ysác là một đứa con của phép lạ. Sau một thời gian, Đức Chúa Trời đặt đức tin của Ápraham vào thử nghiệm lớn lao nhất. Ngài bảo ông phải đem con trai ông là Ysác làm của lễ, đặt nó vào chỗ chết. Đây chỉ là một thử nghiệm mà thôi, nhưng Ápraham vốn không biết sự ấy. Từ Tân Ước, chúng ta biết lý do tại sao Ápraham lại bằng lòng vâng theo Đức Chúa Trời, và đặt con trai ông vào chỗ chết. Ông đã đạt tới mức tin cậy Đức Chúa Trời là Đấng có thể làm cho kẻ chết sống lại. Đức Chúa Trời đã ban cho ông một đứa con trai, khi họ tưởng chừng như sắp chết cả rồi. Bây giờ, nếu ông phải đặt con trai mình vào chỗ chết, Đức Chúa Trời sẽ làm cho nó sống lại. Đây là đức tin của Ápraham, và đức tin ấy thắng hơn nổi sợ sự chết của ông.
            Đây là đức tin mà David đang viết ra trong Thi thiên 23. Đây là những tin tức tốt lành của Tin Lành, về đức tin ấy tác giả thơ Hêbơrơ đang nói tới. Sự con người sợ chết cứ xoay vòng mãi. Chết là án phạt dành cho tội lỗi, và hết thảy chúng ta đều là tội nhân, đáng phải chết. Nhưng Đấng Chăn Hiền Lành đã trở thành một con chiên, phải nói như thế. Ngài mặc lấy xác thịt con người rồi đến sống giữa vòng con người. Đức Chúa Jêsus Christ chịu chết vì tội lỗi của chúng ta, và gánh lấy án phạt sự chết, là án phạt của chúng ta. Đức Chúa Trời đã làm cho Ngài sống lại từ kẻ chết. Hết thảy những ai tin cậy nơi Ngài đều mất đi nổi sợ sự chết và tìm gặp đức tin, sự bình an, và sự trông cậy mà về điều đó David đã viết ra.
            Đổi nổi sợ sự chết để lấy đức tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ là một quyết định riêng tư. David không nói đến Đức GIÊHÔVA"Đấng Chăn Giữ của chúng ta" mà là "Đấng Chăn Giữ [của] tôi". Quí vị đã nắm bắt được thực tại sự chết là án phạt của Đức Chúa Trời dành cho tội lỗi chưa vậy? Về mặt cá nhân, quí vị đã tiếp nhận Đức Chúa Jêsus Christ là Chiên Con của Đức Chúa Trời và là Đấng Chăn Hiền Lành của quí vị chưa? Nếu rồi, quí vị sẽ chẳng còn bị nổi sợ sự chết bắt làm tôi mọi nữa rồi. Lời lẽ của David trong Thi thiên 23 không còn là cách bày tỏ ra đức tin của ông thôi đâu, mà cũng còn là của quí vị nữa đấy.
            Chính với đức tin nầy mà chúng ta có thể buồn rầu hôm nay, nhưng chúng ta sẽ buồn rầu với sự trông cậy, nếu Đức GIÊHÔVA là Đấng Chăn Giữ của chúng ta, vì Ngài đã trở thành Chiên Con của Đức Chúa Trời trong chỗ của chúng ta. Nguyện sự trông cậy nầy trở thành sự trông cậy của quí vị trong giờ đau buồn nầy.



Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013

Sự Yên Ủi Của Chúng Ta Ở Trong Đấng Christ


Sự yên ủi của chúng ta ở trong Đấng Christ

            Đây là tang lễ của một phụ nữ rất dễ mến 94 tuổi trong hội thánh của chúng ta, bà là một người tin Chúa. Tôi muốn chỉ ra rằng sự yên ủi của chúng ta (và của bà ấy) khi đối diện với sự chết không dựa trên tuổi tác và tình trạng thể chất của bà ấy, mà là ở nơi Đấng Christ.
            Chúng ta đã nói đến nhiều điều tốt đẹp về người bạn của chúng ta hôm nay, và trong sự hiểu biết của tôi thì hết thảy đều là sự thật. Thật là sai lầm khi nói tới một người với ý tưởng cho rằng các việc lành của người bạn của chúng ta là nền tảng để tin rằng bà giờ đây đang ở với Chúa. Mọi việc làm của chúng ta không có khả năng kiếm được sự ưu ái của Đức Chúa Trời hay kiếm được sự sống đời đời.
          Chúng tôi hết thảy đã trở nên như vật ô uế, mọi việc công bình của chúng tôi như áo nhớp; chúng tôi thảy đều héo như lá, và tội ác chúng tôi như gió đùa mình đi (Êsai 64:6, phần nhấn mạnh là của tôi).
            Vả, chúng ta biết rằng những điều mà luật pháp nói, là nói cho mọi kẻ ở dưới luật pháp, hầu cho miệng nào cũng phải ngậm lại, cả thiên hạ đều nhận tội trước mặt Đức Chúa Trời; vì chẳng có một người nào bởi việc làm theo luật pháp mà sẽ được xưng công bình trước mặt Ngài, vì luật pháp cho người ta biết tội lỗi (Rôma 3:19-20, phần nhấn mạnh là của tôi).
            Trong mấy phút tới đây, tôi muốn kéo sự chú ý của quí vị nhìn vào nền tảng cho sự yên ủi và vui mừng của chúng ta khi đối diện với sự chết. Hãy lắng nghe mấy lời nầy, do Simêôn thốt ra khi Mary và Giôsép đem Chúa Jêsus lên đền thờ:
            “Vả, trong thành Giê-ru-sa-lem có một người công bình đạo đức, tên là Si- mê-ôn, trông đợi sự yên ủi dân Y-sơ-ra-ên, và Đức Thánh Linh ngự trên người. Đức Thánh Linh đã bảo trước cho người biết mình sẽ không chết trước khi thấy Đấng Christ của Chúa. Vậy người cảm bởi Đức Thánh Linh vào đền thờ, lúc có cha mẹ đem con trẻ là Jêsus đến, để làm trọn cho Ngài các thường lệ mà luật pháp đã định, thì người bồng ẵm con trẻ, mà ngợi khen Đức Chúa Trời rằng: Lạy Chúa, bây giờ xin Chúa cho tôi tớ Chúa được qua đời bình an, theo như lời Ngài; Vì con mắt tôi đã thấy sự cứu vớt của Ngài, mà Ngài đã sắm sửa đặng làm ánh sáng trước mặt muôn dân, soi khắp thiên hạ, và làm vinh hiển cho dân Y-sơ-ra-ên là dân Ngài" (Luca 2:25-32).
            Quí vị có thể nghĩ: "Đúng là phân đoạn Kinh thánh dành cho tang lễ. Đây là phân đoạn Kinh thánh nói tới Lễ Giáng Sinh, chớ không phải phân đoạn cho tang lễ đâu". Phân đoạn nầy dường như hơi kỳ lạ, đây là một phân đoạn thích hợp cho tang lễ. Bối cảnh là Mary và Giôsép dâng Chúa chúng ta là con trai đầu lòng tại đền thờ. Mary và Giôsép có mặt ở đó để dâng con trai của họ và dâng của lễ theo như Luật pháp Môise dạy.
            Trong khi Mary và Giôsép và con trai đầu lòng của họ hiện diện trong đền thờ, có hai người đến công nhận Con Trẻ Jêsus là Đấng Mêsi của Israel đã được mong đợi từ lâu. Tên của hai người nầy là Simêôn và Anne. Chúng ta biết Anne là bà cụ già vì chính Luca nói cho chúng ta biết như thế:
            Lại có bà tiên tri An-ne, con gái của Pha-nu-ên, về chi phái A-se, đã cao tuổi lắm. Từ lúc còn đồng trinh đã ở với chồng được bảy năm; rồi thì ở góa. Bấy giờ đã tám mươi bốn tuổi, chẳng hề ra khỏi đền thờ, cứ đêm ngày hầu việc Đức Chúa Trời, kiêng ăn và cầu nguyện. Một lúc ấy, người cũng thình lình đến đó, ngợi khen Đức Chúa Trời, và nói chuyện về con trẻ với mọi người trông đợi sự giải cứu của thành Giê-ru-sa-lem (Luca 2:36-38).
            Đây là một phụ nữ, theo lời lẽ của Luca, bà "đã cao tuổi lắm" (câu 36). Trong khi chúng ta không dám chắc tuyệt đối về tuổi tác của Anne, ít nhất bà cũng được 84 tuổi rồi. (Một, bà là góa phụ trong 84 năm, hoặc bà là goá phụ hiện đã được 84 tuổi). Dù là trường hợp nào, Luca đã phạm một lỗi không thể tha thứ – ông đã cung ứng cho  chúng ta tuổi tác của một phụ nữ. Nhờ Luca, toàn thể thế giới đều biết Anne đã cao tuổi – già lắm!
            Tuy nhiên, chúng ta tập trung vào Simêôn. Gần như ai nấy đều cho rằng ông, cũng rất cao tuổi rồi. Có thể là ông đã già lắm. Cái điều đáng nói ở đây, ấy là trong khi tuổi tác của Anne đã được cung ứng cho chúng ta, còn tuổi tác của Simêôn thì không. Tại sao không chứ? Tôi nghĩ chúng ta phải lý luận rằng sở dĩ như thế là vì tuổi tác của Simêôn không quan trọng đối với Luca. Vấn đề Luca nói tới thật rõ ràng kia mới là điều quan trọng. Luca cho chúng ta biết rằng Simêôn đã sẵn sàng để qua đời, giờ đây ông đã nhìn thấy Chúa Jêsus. Simêôn đã chờ đợi để nhìn thấy Cứu Chúa. Thánh Linh của Đức Chúa Trời đã báo cho ông biết ông sẽ không chết cho tới khi nào ông nhìn thấy Đấng Mêsi. Ngay sau khi Simêôn nhìn thấy Chúa Jêsus, ông nói rằng ông đã sẵn sàng để qua đời.
            Luca muốn độc giả nhìn biết rằng Simêôn đã sẵn sàng để qua đời, không phải vì ông già nua đâu, mà vì ông đã nhìn thấy Cứu Chúa. Bây giờ Simêôn đã sẵn sàng qua đời, bất luận tuổi tác của ông là bao nhiêu. Sẵn sàng qua đời không phải là vấn đề tuổi tác của một người, mà thay vì thế là vấn đề quan hệ của một người đối với Đức Chúa Jêsus Christ, bởi đức tin.
            Người nào quen biết với người bạn của chúng ta đều biết rõ ràng bà đã sẵn sàng qua đời. Bà chưa sẵn sàng qua đời vì bà đã cao tuổi, và sức khoẻ của bà đã suy sụp đi; bà đã sẵn sàng qua đời vì bà đã đạt tới mức nhìn biết Đức Chúa Jêsus Christ bởi đức tin. Theo ý nghĩa nầy, tuổi tác của người bạn chúng ta không có gì phải làm với đức tin của bà hơn tuổi tác của Simêôn phải làm với đức tin của ông. Người bạn của chúng ta, giống như Simêôn, đã sẵn sàng qua đời vì bà đã nhìn thấy Chúa Jêsus là Cứu Chúa của bà, bởi đức tin.
            Làm sao có đuợc điều nầy chứ? Làm sao mà việc tin cậy Đức Chúa Jêsus Christ lại khiến cho một người phải hoan nghênh sự chết, thay vì kinh hãi nó? Câu trả lời cho thắc mắc nầy được thấy có trong Kinh thánh. Khi Đức Chúa Trời dựng nên Ađam và Êva, Ngài đã đặt họ vào trong Vườn Êđen. Đức Chúa Trời đã cảnh cáo Ađam rằng họ không được ăn trái của cây điều thiện và điều ác. Đức Chúa Trời phán, nếu họ ăn trái cây ấy, chắc chắn họ sẽ chết (Sáng thế ký 2:16-17). Ađam và Êva đã không vâng lời Đức Chúa Trời, và kết quả là chết cả xác thể và linh hồn.
            Nhưng Đức Chúa Trời trong ân sũng của Ngài đã hứa với họ rằng Ngài sẽ cung ứng một phương cứu chữa. Về vai trò của nàng trong sự sa ngã của nhân loại, Đức Chúa Trời đã tuyên bố một lời rủa sả giáng trên Êva. Nàng (và mọi người nữ sau nàng) sẽ sanh con trong đau đớn (Sáng thế ký 3:16). Nhưng qua sự rủa sả về sự đau đớn khi sanh con Êva sẽ sanh một con trai là người cứu vớt nhân loại ra khỏi tội lỗi của họ và sự rủa sả của sự chết. Một trong các dòng dõi của Êva sẽ là phương cứu chữa cho sự rủa sả về sự chết. Đấng hầu đến nầy sẽ tung một cú đấm chết người vào Satan, trong khi Satan chỉ cắn gót chơn của Cứu Chúa (Sáng thế ký 3:15). "Dòng dõi người nữ" hầu đến nầy là Cứu Chúa, là Đấng mà từng thánh đồ Cựu Ước vốn mong đợi. Đấng Cứu Thế hầu đến nầy là Đấng Mêsi, là Đấng mà cụ Simêôn hằng ước ao muốn gặp gỡ. Cứu Chúa hầu đến nầy là Đức Chúa Jêsus Christ.
            Đức Chúa Trời đã cung ứng phương cứu chữa cho sự rủa sả của sự chết bằng cách biến sự chết thành phương chữa lành, cũng như lời rủa sả. Cứu Chúa hầu đến là Con của Đức Chúa Trời trọn vẹn, vô tội. Ngài không hề phạm tội, tuy nhiên Ngài gánh tội lỗi chúng ta trên chính mình Ngài trên thập tự giá. Ngài đã chịu chết trong chỗ của tội nhân, gánh lấy án phạt của tội lỗi, sự rủa sả của sự chết. Nhưng Đức Chúa Trời đã làm cho Chúa Jêsus sống lại từ kẻ chết. Giờ đây Ngài đang ở trên thiên đàng, ngồi bên tay hữu của Đức Chúa Cha. Hết thảy những ai tin cậy nơi Chúa Jêsus làm Cứu Chúa của họ đều có sự tha tội, và sự bảo đảm về sự sống đời đời. Họ không còn cần phải sợ hãi sự chết nữa:
            Vậy thì, vì con cái có phần về huyết và thịt, nên chính Đức Chúa Jêsus cũng có phần vào đó, hầu cho Ngài bởi sự chết mình mà phá diệt kẻ cầm quyền sự chết, là ma quỉ, lại cho giải thoát mọi người vì sợ sự chết, bị cầm trong vòng tôi mọi trọn đời (Hêbơrơ 2:14-15).
            Hết thảy những ai đã đặt sự tin cậy của họ nơi Đức Chúa Jêsus Christ là Cứu Chúa của họ không còn cần phải e sợ sự chết nữa, như chúng ta nhìn thấy ở nhiều phân đoạn Kinh thánh khác:
            Đã vậy thì chúng ta sẽ nói làm sao? Nếu Đức Chúa Trời vùa giúp chúng ta, thì còn ai nghịch với chúng ta? Ngài đã không tiếc chính Con mình, nhưng vì chúng ta hết thảy mà phó Con ấy cho, thì Ngài há chẳng cũng sẽ ban mọi sự luôn với Con ấy cho chúng ta sao? Ai sẽ kiện kẻ lựa chọn của Đức Chúa Trời: Đức Chúa Trời là Đấng xưng công bình những kẻ ấy. Ai sẽ lên án họ ư? Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng đã chết, và cũng đã sống lại nữa, Ngài đang ngự bên hữu Đức Chúa Trời, cầu nguyện thế cho chúng ta. Ai sẽ phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương của Đấng Christ? có phải hoạn nạn, khốn cùng, bắt bớ, đói khát, trần truồng, nguy hiểm, hay là gươm giáo chăng? Như có chép rằng: Vì cớ Ngài, chúng tôi bị giết cả ngày; Họ coi chúng tôi như chiên định đem đến hàng làm thịt. Trái lại, trong mọi sự đó, chúng ta nhờ Đấng yêu thương mình mà thắng hơn bội phần. Vì tôi chắc rằng bất kỳ sự chết, sự sống, các thiên sứ, các kẻ cầm quyền, việc bây giờ, việc hầu đến, quyền phép, bề cao, hay là bề sâu, hoặc một vật nào, chẳng có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương mà Đức Chúa Trời đã chứng cho chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta (Rôma 8:31-39).
            Hỡi anh em, tôi đoán quyết rằng thịt và máu chẳng hưởng nước Đức Chúa Trời được, và sự hay hư nát không hưởng sự không hay hư nát được. Nầy là sự mầu nhiệm tôi tỏ cho anh em: Chúng ta không ngủ hết, nhưng hết thảy đều sẽ biến hóa,  trong giây phút, trong nháy mắt, lúc tiếng kèn chót; vì kèn sẽ thổi, kẻ chết đều sống lại được không hay hư nát, và chúng ta đều sẽ biến hóa. Vả, thể hay hư nát nầy phải mặc lấy sự không hay hư nát, và thể hay chết nầy phải mặc lấy sự không hay chết. Khi nào thể hay hư nát nầy mặc lấy sự không hay hư nát, thể hay chết nầy mặc lấy sự không hay chết, thì được ứng nghiệm lời Kinh Thánh rằng: Sự chết đã bị nuốt mất trong sự thắng. Hỡi sự chết, sự thắng của mầy ở đâu? Hỡi sự chết, cái nọc của mầy ở đâu? Cái nọc sự chết là tội lỗi, sức mạnh tội lỗi là luật pháp. Nhưng, tạ ơn Đức Chúa Trời đã cho chúng ta sự thắng, nhờ Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta. Vậy, hỡi anh em yêu dấu của tôi, hãy vững vàng chớ rúng động, hãy làm công việc Chúa cách dư dật luôn, vì biết rằng công khó của anh em trong Chúa chẳng phải là vô ích đâu.
            Sự chết đã bị nuốt mất trong sự thắng. “Hỡi sự chết, cái nọc của mầy ở đâu?” Cái nọc sự chết là tội lỗi, sức mạnh tội lỗi là luật pháp. Nhưng, tạ ơn Đức Chúa Trời đã cho chúng ta sự thắng, nhờ Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta. Vậy, hỡi anh em yêu dấu của tôi, hãy vững vàng chớ rúng động, hãy làm công việc Chúa cách dư dật luôn, vì biết rằng công khó của anh em trong Chúa chẳng phải là vô ích đâu (I Côrinhtô 15:50-58).
            Phân đoạn sau cùng nầy  là một phân đoạn mà người bạn của chúng ta đã chọn để làm một phần trong tang lễ của bà:
            Vả, chng ta biết rằng nếu nh tạm của chúng ta dưới đất đổ nát, thì chng ta lại cĩ nh đời đời tại trên trời, bởi Đức Chúa Trời, không phải bởi tay người làm ra. Vì chng ta thật than thở trong nh tạm nầy, m hết sức mong được mặc lấy nhà chúng ta từ trên trời, miễn là gặp thấy chúng ta đang mặc áo, không trần truồng. Bởi chưng chúng ta ở trong nhà tạm nầy, than thở dưới gánh nặng, vì chng ta khơng cầu cho bị lột trần, song cầu cho được mặc lại, để sự gì hay chết trong chng ta bị sự sống nuốt đi. Đấng đ gy dựng chng ta cho được sự ấy, ấy là Đức Chúa Trời, đ ban của tin của Đức Thánh Linh cho chúng ta. Vậy, chúng ta hằng đầy lịng tin cậy, v biết rằng khi chng ta đang ở trong thân thể nầy thì cch xa Cha vì chng ta bước đi bởi đức tin, chớ chẳng phải bởi mắt thấy. Vậy tôi nói, chúng ta đầy lịng tin cậy, muốn lìa bỏ thn thể nầy đặng ở cùng Chúa thì hơn. Cho nên chúng ta dầu ở trong thân thể nầy, dầu ra khỏi, cũng làm hết sức để được đẹp lịng Cha. Bởi vì chng ta thảy đều phải ứng hầu trước tịa n Đấng Christ, hầu cho mỗi người nhận lnh tùy theo điều thiện hay điều ác mình đ lm lc cịn trong xc thịt” (II Côrinhtô 5:1-10).
            Chính đức tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ đã bảo đảm với người bạn của chúng ta về ơn cứu rỗi của bà, nhơn đó bà có thể hoan nghênh chính sự chết của mình. Ấy chẳng phải tuổi tác, hay bệnh tật, là thứ có thể giúp cho một người sống vui vẻ và tin tưởng vào sự sống đời đời; chính sự tin cậy nơi Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng đã gánh lấy sự rủa sã về sự chết, để cung ứng phương chữa lành cho nỗi kinh khiếp về sự chết là án phạt dành cho tội lỗi của chúng ta. Đấy là lý do tại sao chúng ta có thể vui mừng nơi sự chết của người bạn của chúng ta, vì chúng ta biết bà đã đi ở với Chúa chúng ta.
            Khi quí vị xem xét chính sự chết của mình, có phải quí vị có thái độ như thế với sợ hãi, hay với đức tin? Nếu sự chết khiến cho quí vị phải sợ hãi, tôi khuyên quí vị, giống như Simêôn và người bạn của chúng ta đây, hãy đặt lòng tin cậy của quí vị nơi Đức Chúa Jêsus Christ, để được tha tội, và được bảo đảm về sự sống đời đời. Giống như Đức Chúa Trời đã khiến cho Đức Chúa Jêsus Christ sống lại ra khỏi mồ mả, Ngài cũng sẽ đưa chúng ta đến chỗ sống đời đời. Sự chết không còn được xem là điều để cho chúng ta kinh hãi nữa, mà thay vì thế, sự chết sẽ được hoan nghênh như sự giải cứu của chúng ta. Nguyện quí vị kinh nghiệm sự bảo đảm chắc chắn của Simêôn, của mọi thánh đồ, và của người bạn của chúng ta đây trong chính ngày nầy. Nguyện vinh hiển quy về nơi Đức Chúa Trời!